TOP 6 CÁCH HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC

top 6 cach he thong hoa kien thuc da hoc

Đây là khoảng thời gian các bạn học sinh chuẩn bị thi THPT Quốc Gia phải tự mình nỗ lực. Chính vì vậy việc tự hệ thống hoá lại kiến thức là điều vô cùng quan trọng. Vậy hệ thống hóa kiến thức là gì?. Đây là một quá trình thực hiện các thao tác logic để sắp xếp kiến thức vào một hệ thống nhất định để cho một hiểu biết mới sâu sắc về bản chất đối tượng nghiên cứu. Hệ thống hóa kiến thức giúp học sinh chuyển các kiến thức từ sách giáo khoa thành tri thức mang tính hệ thống. Thu nạp theo một quy trình cá nhân nhận thức phù hợp với năng lực của người học. 

Hệ thống hoá kiến thức giúp học sinh rèn luyện những phẩm chất trí tuệ như: 

  • Rèn luyện kĩ năng đọc tóm tắt ý chính, cốt lõi nhất trong tài liệu, sách giáo khoa. Đồng thời thiết lập được mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức.
  • Giúp học sinh vận dụng thao tác tư duy cơ bản như: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát.

Sau đây sẽ là 6 cách để hệ thống hoá kiến thức mà Rouen bật mí cho bạn. Hãy cùng Rouen tìm hiểu nhé!

1. Hệ thống hóa kiến thức bằng cách học xen kẽ

Trong đó, học viên sẽ học luân phiên các chủ đề hay các dạng bài toán khác nhau. Việc học xen kẽ các kiến thức giúp người học có được kỹ năng lựa chọn phương pháp phù hợp. Nó giúp cải thiện việc học và ghi nhớ kiến thức toán học, tăng cường kỹ năng nhận thức khác.

2. Hệ thống hoá kiến thức thành một khối hoàn chỉnh (sử dụng hình ảnh hoặc sơ đồ tư duy)

  • Dễ dàng hệ thống thông tin
  • Kích thích não bộ tư duy
  • Kích thích sự sáng tạo của não bộ
  • Liên kết các thông tin một cách có hệ thống
  • Nâng cao chất lượng công việc và học tập

3. Bố trí thời gian hợp lý

Học sinh thường tập trung học nhồi nhét ngay trước khi có bài thi hoặc kiểm tra. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy việc phân phối thời gian học tập hợp lý sẽ hiệu quả hơn nhiều. Khi chúng ta có kế hoạch học tập thì khối lượng kiến thức tiếp nhận được chia nhỏ và thời gian nhớ sẽ lâu hơn.

4. Học nhóm

Học nhóm mang tính chất hỗ trợ, hợp tác nhưng đồng thời cũng mang tính cạnh tranh khi tranh luận về một vấn đề gì đó. Nhờ đó các thành viên sẽ có thể tư duy nhanh hơn, có khả năng phản biện và sáng tạo. Học nhóm đảm bảo việc học hiểu sâu về các kiến thức mà nếu học có thể bạn bỏ qua.

5.  Xem lại bài kiểm tra, đề thi cũ để hệ thống hoá lại kiến thức

Chúng ta nên thường xuyên làm thử các bài kiểm tra hay đề thi của các năm trước. Điều này giúp bạn nắm được các dạng bài cũng như cách giải. Từ đó tập trung vào những nội dung nhất định tránh học lan man.

6.  Nghỉ ngơi hợp lý

Nếu bạn học tập căng thẳng, liên tục trong thời gian dài sẽ làm giảm hiệu quả ghi nhớ. Vì thế việc nghỉ ngơi hợp lý xen kẽ các giờ học là rất cần thiết. Bạn cần vận động nhẹ sau khi ngồi học quá lâu. Nạp năng lượng để tiếp tục học, nghe nhạc, chơi đàn hay chăm sóc vườn cảnh. Giải lao cho mắt – một điều hết sức quan trọng hay đi tắm cũng là cách thư giãn hiệu quả.

Không nên học quá nhiều mà hãy học hiệu quả, nắm chắc kiến thức. Từ đó, giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề và tư duy một cách hiệu quả hơn. Nếu như bạn làm không tốt, chẳng sao cả vì nó không hề phản ánh được cuộc đời của bạn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp khi bạn không từ bỏ và cố gắng không ngừng. Hãy tự tin bước về phía trước vì sau lưng đã có Rouen luôn đồng hành cùng bạn. Trường Đại học Mở liên kết  với trường đại học Rouen Normandie (Pháp) đào tạo ngành Thương mại quốc tế. Chúng tôi ở đây và luôn chờ đợi bạn. 

Rouen chúc bạn có một kỳ thi thật tốt và đạt kết quả cao!

Leave a Reply

Your email address will not be published.