ĐẠI HỌC VÀ NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ

“Đại học nhàn lắm”, “Lên đại học sẽ có người yêu”,…. Khi còn là một học sinh trung học, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua những câu nói này một lần trong đời và hình thành trong trí não mình một “thiên đường” sau khi tốt nghiệp và bắt đầu cuộc sống sinh viên. Vậy đại học có thú vị như bạn nghĩ không, chúng ta hãy cùng Rouen tìm hiểu ngay nào!

Đại học và những điều thú vị

1. Ghi chép khi học Đại học

Ở cấp 3, chúng ta đều bị bắt buộc phải ghi chép đầy đủ và chi tiết kiến thức. Mỗi môn sẽ có một quyển vở riêng chuyên về phần kiến thức của môn học đó. Còn khi là sinh viên thì điều đó phụ thuộc vào mỗi cá nhân sẽ có cách thức ghi chép của riêng mình. Miễn sao bản thân thấy hiệu quả là được và phần nội dung của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Khi còn là học sinh cấp 3, chủ yếu vẫn là thầy cô đọc cho chúng ta chép, không có sự tư duy, sáng tạo trong việc lưu giữ kiến thức.

2. Tài liệu học tập ở Đại học

Khi là học sinh cấp 3, việc soạn thời khóa biểu là việc phải làm mỗi ngày khi đến trường. Có hôm phải mang cả 5 cuốn sách cho 5 tiết học, bạn còn có thể bị phạt khi quên sách ở nhà. Không có sách xem như tiết học đó đầu óc “trống rỗng” vì chả hiểu thầy cô đang nói gì. Còn đại học thì chuyện mang theo sách chỉ còn là chuyện cá nhân. Bạn muốn đem cũng được, không cũng chẳng sao, vì bạn có thể xem tài liệu trên điện thoại, máy tính được giảng viên cung cấp nhưng việc đọc thêm tài liệu vẫn rất có ích nên tốt nhất bạn nên đem theo tài liệu để việc học của mình hiệu quả hơn nhé!

3. Sĩ số lớp học: 

Chắc bạn sẽ rất bỡ ngỡ khi bước vào lớp học mà có tận 80 – 100 con người. Bởi lẽ bản thân chúng ta đã quen với việc một lớp học chỉ có khoảng 40 người mà thôi. Và điều đó cũng đã kéo dài được 12 năm rồi. Sự thay đổi này ban đầu có thể làm bạn bị choáng ngợp tạm thời. Số lượng sinh viên đã đông mà còn không ai quen biết. Có khi bạn học xong năm nhất mà bạn vẫn chưa biết tên hết các thành viên trong lớp mình.

4. Phòng học

Bạn có từng nghĩ rằng “Biết tên lớp, số phòng thì làm sao mà đi nhầm lớp được?”. Không, nếu có thì từ bỏ suy nghĩ đó đi nhé. Mặc dù bạn biết tên lớp, số phòng nhưng vì đôi khi hôm nay bạn học phòng này, nhưng hôm sau bạn lại học phòng khác. Trong suốt 4 năm học hoặc ít hoặc nhiều hơn (tùy từng ngành) một giảng viên chỉ có thể dạy bạn 1 – 2 môn trong rất nhiều môn mà bạn sẽ học, nên bạn chẳng thể nào biết được giảng viên nào sẽ dạy mình và việc bạn vào lớp, ngồi cả buổi rồi khi về nhà mới biết hôm đấy mình bị đánh vắng là chuyện bình thường. Thế nên bạn đừng quá bất ngờ, mà hãy chú ý đến thời khóa biểu mỗi ngày của mình nhé.

5. Ôn thi 

Khi còn là một học sinh cấp 3 bạn có nhớ là mình dành bao nhiêu thời gian để ôn tập kiểm tra không? Bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho bài thi cuối kỳ? Lúc đó chúng ta cảm giác vừa lo lắng, vừa sợ hãi, ra sức học tập không ngừng hầu như học cả ngày, đặc biệt là vào năm lớp 12. Còn khi ở đại học vẫn có bài kiểm tra giữa kỳ nhưng nó có nhiều hình thức để lấy điểm, chúng ta vẫn phải thức khuya làm bài nhưng chỉ trong thời gian ngắn, tới bài cuối kỳ thì chuyện ôn thi sẽ chỉ diễn ra vào hôm trước ngày thi 1 ngày hoặc thậm chí 15’ trước khi thi, thế nhưng những nguyên tắc này sẽ không áp dụng cho tất cả các bạn.

Trên đây là những khác biệt cơ bản giữa cấp 3 và đại học. Theo bạn, bạn còn nhận thấy điều gì khác biệt nữa không? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn cho Rouen cùng biết với nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *