Chuyện “học đại học”
Chắc hẳn ai trong chúng ta đặc biệt các bạn học sinh lớp 12 đã từng nghe qua rất nhiều lời đồn đại “có cánh” về môi trường đại học. Liệu học đại học có “dễ” như mọi người vẫn đồn? Không! Đại học là một quãng thời gian dài và cực kỳ khó khăn để chạy deadline, để bù đầu bứt tai với các bài tập, bài luận hay đi làm thêm kiếm thêm thu nhập, kinh nghiệm…
Vậy, làm sao bản thân có thể cân bằng mọi thứ để 4 năm chính là một trải nghiệm tuyệt vời? Để làm được điều đó, hãy cùng điểm qua những tip hay ho này nhé!
Những “tip” hay phải biết
1. Quản lí thời gian
Lên đại học là những ngày tháng thi cử, deadline miệt mài không có kết thúc. Nếu bạn không chuẩn bị cho mình tâm thế tốt để đón nhận thì 4 năm đại học của bạn sẽ toàn là những ngày căng thẳng, không bao giờ có thời gian dành cho bản thân.
Vậy làm sao để thoát khỏi những điều này khi mà mọi người đều có 24 tiếng mỗi ngày?
Ngoài thời gian sinh hoạt, thư giãn của bản thân, hãy lên lịch cụ thể cho từng công việc, môn học. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được khối lượng nhiệm vụ bạn phải hoàn thành, kích thích khả năng và tạo động lực cho bản thân.
Nếu có quá nhiều deadline diễn ra liên tục trong tuần như các bài báo cáo và thuyết trình xen kẽ nhau, hãy viết ra hạn thời gian cụ thể, sau đó ưu tiên công việc gần sát ngày nhất. Giải quyết từng công việc chính là cách tốt nhất.
Đối với những bạn có công việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, mỗi tháng hãy chỉ dành khoảng 100h và rải đều giữa các tuần, điều này vừa giúp bạn vừa không bị trùng lịch học, vừa có thể giúp bản thân không bị rảnh rỗi quá mức mà còn có thêm chi phí sinh hoạt thoải mái phụ giúp gia đình.
Đồng thời, hãy luôn rèn luyện tính kỷ luật, đó chính là một thói quen tốt giúp bạn đạt được nhiều thành công không chỉ trong môi trường đại học mà còn trong công việc sau này.
Quan trọng nhất chính là bình tĩnh, vì khi bạn hoảng hay lo lắng, deadline cũng không thể kéo dài thêm một ngày nào mà thậm chí còn làm cho tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ và dẫn đến hiệu quả công việc không như mong muốn. Hãy luôn nhớ rằng tất cả mọi chuyện đều sẽ được giải quyết khi bạn bình tĩnh, tự tin.
2. Tự học
Khả năng tự học chính là chìa khóa để bạn vượt qua tất cả các kì thi ở trường đại học, dù cho bạn học vì đam mê hay đơn giản chỉ là để “đối phó”. Mỗi ngày hãy dành khoảng 2 – 3 tiếng để học lại bài một lần nữa, tìm kiếm thêm những kiến thức mới chuyên sâu hơn. Nếu có khó khăn gì trong việc học, bạn có thể hỏi ý kiến các giảng viên. Giảng viên ở đại học sẽ luôn hỗ trợ mọi thắc mắc của sinh viên một cách nhanh nhất có thể. Đó là lý do mọi người hay nói học đại học rất dễ.
3. Teammate và roommate cũng là một yếu tố cần thiết
Trên đời có 2 thứ quan trọng không được chọn sai đó là teammate và roommate. Nó sẽ theo bạn gần như là suốt quãng đường đại học.
Vậy làm sao để có thể chọn teammate “đúng người đúng thời điểm” ?
Đầu tiên, đại học là nơi cho bạn thể hiện cá tính và trình độ của bản thân. Đừng ngại ngần cho mọi người biết khả năng của bạn. Biết đâu bản thân lại là một nhân tố tiềm năng của câu lạc bộ nào đó.
Tiếp theo, hãy mạnh dạn ngỏ ý “ teamwork” với những người mà bạn thấy cả mình và họ sẽ đem lại giá trị cho nhau nếu như cùng làm việc. Nếu bạn muốn thử thách để phát triển bản thâm hơn có thể xin vào một nhóm khác để kiểm tra độ tương thích của bản thân với mọi người, chắc chắn sẽ học được rất nhiều điều vì ai cũng có một điểm mạnh riêng mà bạn có thể học hỏi.
Vấn đề thứ 2 chính là chọn “ bạn cùng phòng”
Không giống như teammate, roommate chính là chọn những người bạn để cùng nhau ăn chung, uống chung thậm chí ngủ, nghỉ, sinh hoạt chung. Tìm người “ hợp cạ” để có thể sống cùng nhau thật sự rất khó.
Có rất nhiều vấn đề phát sinh về việc “sống thử” này, từ những việc nhỏ nhặt có thể gây nên những mâu thuẫn đáng tiếc. Thế nên các bạn tốt nhất ưu tiên tìm hiểu nhau thật kỹ trước khi quyết định sống cùng nhau. Hơn nữa, tự mình cũng phải biết hạ cái “tôi” của bản thân xuống, lắng nghe mọi người thì cuộc sống mới dễ dàng được. Không chỉ vậy, điều này thể hiện sự trưởng thành từ chính bên trong, sẽ giúp bạn hoạt động tốt các phong trào ở trường vì yếu tố tập thể, cộng đồng là trên hết.
4. Chọn tên trường hay chọn trường?
Con đường đại học chính là một niềm tự hào không chỉ là vì thể hiện sự cố gắng của bản thân mà còn chứa đựng sự kỳ vọng rất lớn của cha mẹ. Và điều quan trọng nhất chính là lựa chọn nơi bạn có thể giao một phần cuộc đời của mình, nơi đem lại cho bạn những kiến thức, trải nghiệm, bài học và cơ hội gặp gỡ nhiều người tài giỏi.
Đứng giữa quyết định của cuộc đời, yếu tố nào sẽ được cân nhắc khi chọn trường? Bạn sẽ chọn vì tên trường nghe thật hay,thật sang chảnh hay chọn vì chất lượng đào tạo, hoạt động phong trào của ngôi trường đó? Chắc hẳn bạn đã có quyết định.
Chương trình liên kết Đại học Rouen, Normandie của Pháp tại Việt Nam được xem là một trong những chương trình đào tạo tốt nhất hiện nay. Với sự tiêu chuẩn hóa chương trình giáo dục giữa hai nước giúp các bạn tiếp cận tiếng anh ngay từ lúc bắt đầu. Tuy nhiên điều kiện đầu vào không hề khó: bạn có thể tham gia xét tuyển học bạ hoặc bằng tú tài và một cuộc phỏng vấn nhẹ nhàng để có cơ hội nhận học bổng và tham gia vào chương trình đào tạo đạt chuẩn Châu Âu.
Hy vọng những lưu ý nhỏ này có thể giúp ích cho các bạn trong môi trường mới mẻ này!